Quy hoạch cảng Trần Đề Sóc Trăng

Theo quy hoạch Cảng biển Trần Đề Sóc Trăng thuộc nhóm cảng biển số 5 và là Cảng biển loại III xét theo quy mô, chức năng. Cụ thể, Cảng biển Sóc Trăng, gồm: Khu bến Đại Ngãi, là bến hàng rời, hàng lỏng phục vụ Trung tâm điện lực Long Phú, với cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Khu bến Kế Sách, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng, có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, trọng tải đến 20.000 tấn.

 

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, giai đoạn 2021-2030

 

Siêu cảng Trần Đề - Quy hoạch cảng Trần Đề

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579, ngày 22/9/2021.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030 sẽ Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường. 

Về năng lực, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Về kết cấu hạ tầng sẽ ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế. 

Tầm nhìn đến năm 2050, Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước, là trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển thành công kinh tế hàng hải.

Quy hoạch định hướng phát triển Cảng Trần Đề (Sóc Trăng)

Quy hoạch định hướng phát triển Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch. 

Siêu cảng Trần Đề - Quy hoạch cảng Trần Đề

Theo quy hoạch, Cảng biển Sóc Trăng thuộc nhóm cảng biển số 5 và là Cảng biển loại III xét theo quy mô, chức năng. Cụ thể, Cảng biển Sóc Trăng, gồm: Khu bến Đại Ngãi, là bến hàng rời, hàng lỏng phục vụ Trung tâm điện lực Long Phú, với cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Khu bến Kế Sách, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng, có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, trọng tải đến 20.000 tấn. 

Khu bến Trần Đề, phục vụ các khu, cụm công nghiệp địa phương và vận chuyển hàng hóa, hành khách tuyến bờ ra đảo; có các bến tổng hợp, container, hàng rời và bến cảng khách phát triển theo định hướng xã hội hóa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và năng lực của nhà đầu tư; tiềm năng phát triển phía ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trọng tải đến 5.000 tấn cho các bến trong sông, tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 tấn ngoài khơi cửa Trần Đề. Ngoài ra, còn có các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển Sóc Trăng tại khu vực Định An, Trần Đề, Đại Ngãi, Kế Sách và các khu vực khác đủ điều kiện.

Theo tiến độ dự kiến, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước vào cuối năm 2022.

Ông Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đang chuẩn bị các công việc cần thiết để tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tháng 4/2022, trong đó có kêu gọi đầu tư cảng biển Sóc Trăng (khu bến Trần Đề). Do đó, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ GTVT xem xét, tách nội dung Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để phê duyệt riêng.

Quy hoạch xây dựng cảng phải có tính liên kết vùng, kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cao tốc

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề xuất khi quy hoạch xây dựng cảng phải có tính liên kết vùng, kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cao tốc, kết hợp với cầu Đại Ngãi hoàn thành, khi đó hàng hóa xuất khẩu qua cảng nước sâu này sẽ thuận lợi rất nhiều. Song song đó, tỉnh Sóc Trăng quy hoạch 5 khu công nghiệp, trong đó 3 khu nằm trên tuyến Nam Sông Hậu, để phục vụ cảng quy hoạch thêm 2 khu 4.000 ha làm khu hậu cần logistics (khu vực Trần Đề 4.000 ha và khu vực Mỹ Thanh 4.000 ha).

Một số dự án giao thông liên quan đến tỉnh Sóc Trăng gồm: các tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; mở rộng QL1 đoạn từ ngã ba Trà Tim đến giáp tỉnh Bạc Liêu; QL60; dự án xây dựng cầu Đại Ngãi; công tác giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn từ TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Nhật Thành

Bài viết tham khảo:

Công bố quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Giao thông vận tải làm việc với Sóc Trăng về quy hoạch cảng biển

Click to rate this post!

The post Quy hoạch cảng Trần Đề Sóc Trăng appeared first on Mua bán nhà đất Sóc Trăng.

Via Mua bán nhà đất Sóc Trăng https://nhadatsoctranginfo.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hạ tầng trọng điểm được triển khai – cú hích mạnh cho bất động sản Sóc Trăng

Cảng biển Trần Đề Hoàn tất quy hoạch chi tiết cuối kỳ

Cần 44.300 tỷ đồng đầu tư tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng