Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2022

Quy hoạch cảng Trần Đề Sóc Trăng

Hình ảnh
Theo quy hoạch Cảng biển Trần Đề Sóc Trăng thuộc nhóm cảng biển số 5 và là Cảng biển loại III xét theo quy mô, chức năng. Cụ thể, Cảng biển Sóc Trăng, gồm: Khu bến Đại Ngãi, là bến hàng rời, hàng lỏng phục vụ Trung tâm điện lực Long Phú, với cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Khu bến Kế Sách, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sóc Trăng, có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, trọng tải đến 20.000 tấn.   Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, giai đoạn 2021-2030   Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579, ngày 22/9/2021. Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030 sẽ Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.  Về năng lực, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong

Bộ Giao thông vận tải làm việc với Sóc Trăng về quy hoạch cảng biển

Hình ảnh
Bộ Giao thông vận tải sẽ hỗ trợ tối đa cho tỉnh Sóc Trăng Sáng 16/1, Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng về các dự án phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là đối với cảng biển Sóc Trăng (khu vực cửa biển Trần Đề). Tại buổi làm việc, các đơn vị thuộc Bộ GTVT và lãnh đạo Sở, ngành tỉnh Sóc Trăng trao đổi sâu về quy hoạch cảng biển Sóc Trăng (khu bến Trần Đề), bởi đây được xem là cảng động lực thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang… Quang cảnh buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ GTVT với tỉnh Sóc Trăng  về các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh này Theo tiến độ dự kiến, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước vào cuối năm 2022. Ông Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đang chuẩn bị các công việc cần thiết

Siêu cảng Trần Đề, dự án 15 tỷ đô của Tập đoàn Dầu khí Mỹ và giấc mơ “lột xác” của tỉnh Sóc Trăng

Hình ảnh
Siêu cảng Trần Đề Một khi được hình thành sẽ là một cảng quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đưa hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài và đối với toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chứ không chỉ riêng Sóc Trăng. Nửa đầu năm 2021, Sóc Trăng là địa phương thu hút nhiều sự quan tâm với các siêu dự án được nhắc đến trên truyền thông. Vào cuối tháng 4, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cho biết lãnh đạo Công ty TNHH MTV Millennium Energy Việt Nam (thành viên của Tập đoàn Dầu khí Millennium, Mỹ) đã đề xuất với UBND tỉnh cho phép được nghiên cứu, đầu tư dự án điện khí 9.600MW với vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD. Cùng với một dự án điện khí có thể xuất hiện trong tương lai thì sự cần thiết của một dự án  cảng nước sâu  cũng được nhắc đến khi cần vận chuyển LNG. Và ở Sóc Trăng, đó là cảng Trần Đề. Cùng tháng 4/2021, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhấn mạnh đến việc bổ

Khánh thành cầu Mạc Đĩnh Chi và khởi công Dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây

Hình ảnh
STO – Sáng ngày 21-1, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ khánh thành công trình cầu Mạc Đĩnh Chi – đây là một trong những công trình lập thành tích chào mừng 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng. Dự lễ có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và các địa phương có liên quan. Lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và phát lệnh thông xe cầu Mạc Đĩnh Chi. Ảnh: QUANG BÌNH Dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Mạc Đĩnh Chi do Ban Quản lý Dự án 2 làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài tuyến gần 3km, trong đó, phần cầu có chiều dài 366m, rộng 14m, gồm 4 làn xe, lề bộ hành hai bên, hạng mục đường dẫn lên cầu cùng nhiều hạng mục khác… với tổng mức đầu tư hơn 277 tỉ đồng. Công trình đã hoàn thành trước h

Sốt đất ở Sóc Trăng

Hình ảnh
Cả đất ruộng lẫn đất nuôi tôm ở khu vực đang quy hoạch cảng biển Trần Đề và dự án đường từ tuyến Nam Sông Hậu về trung tâm TP Sóc Trăng đang được giới đầu cơ săn lùng. Hơn 3 tháng qua, giới đầu cơ bất động sản liên tục đổ về tuyến đường tỉnh 934B ở Sóc Trăng để xem đất. Giá đất ruộng dọc theo tuyến đường này cũng tăng dần từ khi cầu Mạc Đĩnh Chi vượt sông Maspéro được hợp long vào đầu tháng 9/2021, nối liền TP Sóc Trăng với huyện Trần Đề. Đất ruộng 1.000 m2 giá một tỷ đồng Khoảng 3 năm qua, thị trường bất động sản ở Sóc Trăng khá nhộn nhịp vì tỉnh này đầu tư nhiều dự án cầu, đường quy mô lớn như trục phát triển tôm – lúa, cầu Vành Đai 2, cầu Nguyễn Văn Linh, cầu Mạc Đỉnh Chi, đường tỉnh 934B… Trong đó, cầu Mạc Đĩnh Chi gần 278 tỷ đồng, kết nối TP Sóc Trăng với tuyến đường phục vụ an ninh quốc phòng, ứng cứu tàu thuyền vùng biển Trần Đề (đường tỉnh 934B). Đường tỉnh 934B rút ngắn được khoảng 18 km so với tuyến đường hiện hữu vòng từ TP Sóc Trăng sang huyện Mỹ Xuyên đến Trần Đề và t

Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II

Hình ảnh
Công trình cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II là các công trình thuộc hợp phần 2 của Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án TP. Sóc Trăng. Sáng ngày 24/12, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành Đai II. Công trình cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành Đai II là các công trình thuộc hợp phần 2 của Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam – Tiểu dự án TP. Sóc Trăng. Lễ khởi công Dự án Cầu Nguyễn Văn Linh Sóc Trăng . Ảnh: Quang Bình Trong đó, cầu Nguyễn Văn Linh khi hoàn thành sẽ kết nối đường Nguyễn Văn Linh (Phường 2) với đường Điện Biên Phủ (Phường 6) và khu Thiền viện Trúc Lâm (Phường 2). Công trình có tổng chiều dài là 141 m, dạng chữ y, với 3 nhánh; tổng bề rộng cầu 14 m, gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, lan can và lề bộ hành, tổng mức đầu tư trên 110 tỷ đồng. Phối cảnh Cầu Nguyễn Văn Linh Sóc Trăng Công trình cầu Vành Đai II sẽ kết nối đường Trục phát triển hướng Đông và đường Lý Thường Kiệt (Phường 4)

Thi công dự án nâng cấp Quốc lộ 1A , đoạn Hậu Giang – Sóc Trăng

Hình ảnh
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang đến Châu Thành, Sóc Trăng có tổng mức đầu tư trên 1.681 tỉ đồng. Ngày 30-12, Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) và các đơn vị tổ chức lễ triển khai thi công dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Dự án sẽ đầu tư mở rộng đường và xây mới năm cầu, với chiều dài toàn tuyến khoảng 19,8km (trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Hậu Giang dài 8,9km, phía tỉnh Sóc Trăng dài 10,9km). Tổng mức đầu tư dự án trên 1.681 tỉ đồng (trong đó chi phí xây dựng là 966,272 tỉ đồng), được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thời gian thi công dự kiến trong vòng 1 năm, hoàn thành vào tháng 12-2022. Thi công dự án nâng cấp Quốc lộ 1A , đoạn Hậu Giang – Sóc Trăng  Ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT), cho biết dự án khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ đảm bảo lưu lượng thông xe cho quốc lộ 1A đặc biệt là đoạn đi qua trung tâm thành phố Ngã Bảy,